Dcom là gì? Tìm hiểu Distributed Component Object Model

Đánh giá:
(4 ★ trên 8 đánh giá)

Dcom là gì? Dcom là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển các ứng dụng/hệ thống phần mềm. Trong bài viết này, hãy cùng Máy Phiên Dịch . Com tìm hiểu chi tiết về DCOM, từ khái niệm đến cách thức hoạt động, những ứng dụng thực tế trong lập trình và phát triển phần mềm. Đồng thời, làm rõ lý do tại sao DCOM trở thành một công cụ không thể thiếu trong công nghệ ngày nay.

DCOM LÀ GÌ?

DCOM, viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Distributed Component Object Model", là một công nghệ độc quyền của Microsoft được phát triển từ mô hình COM (Component Object Model) cho phép các đối tượng (phần mềm & chương trình) giao tiếp với nhau qua mạng.

Cấu trúc lập trình DCOM phân tán cho phép máy tính chạy các chương trình qua mạng trên máy tính khác để tương tác và chia sẻ dữ liệu một cách mượt mà như thể chương trình đó đang chạy cục bộ.

DCOM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

DCOM hoạt động dựa trên nguyên tắc: “tạo và quản lý” các đối tượng phân tán, đòi hỏi:

1. Cấu hình đối tượng COM chính xác trên cả 2 máy tính, đảm bảo giao tiếp mượt mà giữa máy khách và máy chủ, bao gồm: đăng ký đúng đối tượng và cài đặt tham số cần thiết trong Sổ đăng ký Windows.

2. Sổ đăng ký Windows chưa dữ liệu cấu hình DCOM theo 3 mã định danh:

3. Quá trình Giao Dịch Dcom:

Lưu ý: Nếu APPID không được định cấu hình chính xác, ứng dụng khách không có quyền chính xác, CLSID trỏ đến phiên bản cũ exe… người dùng sẽ nhận được thông báo “Không thể tạo đối tượng”. Nguyên nhân xảy ra thường do sự không tương thích giữa phiên bản của đối tượng hay vấn đề về quyền truy cập.

NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG D COM

SO SÁNH DCOM VỚI CORBA

DCOM

CORBA

  • Nền tảng & Ngôn ngữ
  • DCOM - một phần của hệ sinh thái Microsoft, phát triển chủ yếu cho Windows.
  • DCOM cho phép các ứng dụng trên những máy tính Windows khác nhau giao tiếp với nhau.
  • CORBA không phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình cụ thể, chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau: UNIX, Linux, SUN, OS X và các nền tảng dựa trên UNIX-based khác.
  • COBRA hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau thông qua các IDL.
  • Bảo mật & Mở rộng
  • Cả DCOM & CORBA đều gặp thách thức về bảo mật và khả năng mở rộng đặc biệt là khi xử lý lưu lượng truy cập web dung lượng lớn. Không hoạt động tốt với tường lửa => nhiều hạn chế khi triển khai trên môi trường Internet, nên HTTP đã trở thành giao thức chuẩn mặc định cho Internet.

KẾT LUẬN

Như vậy, MayPhienDich.Com vừa chia sẻ đến các bạn những khái niệm chuẩn xác về DCOM Microsoft. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về DCOM, những ứng dụng thực tiễn của DCOM và không nhầm lẫn với DCOM 4G hay USB 4G.

>>> Tham khảo: