Trung Quốc là một đất nước với những nét đặc trưng văn hóa phong tục độc đáo, nhưng khá khắt khe trong giao tiếp, và cần tuân thủ các điều luật ngầm. Do đó, người ở quốc gia khác giao tiếp một người Trung cần phải chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau. Hãy cùng Máy Phiên Dịch . Com tìm hiểu chi tiết văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc có gì đặc biệt.
Nội Dung [Ẩn]
VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Phong tục, đặc trưng văn hóa nói chuyện của người Trung có nhiều điểm cần lưu ý hơn các quốc gia khác, cụ thể trong từng trường hợp như sau:
1. Chào hỏi trong văn hóa Trung Quốc
Ấn tượng đầu tiên của người Hoa về một người lạ tốt hay xấu nhờ vào cách mà người đó chào hỏi. Lời chào cho thấy người đó có thể hiện sự tôn trọng hay không, đặc biệt là với những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội. Vì vậy, khi gặp người Trung bạn nên:
- Bắt đầu chào hỏi từ người cao tuổi nhất hoặc người có địa vị cao trước, rồi lần lượt tới người khác và cuối cùng mới là phụ nữ.
- Nếu như bắt tay, theo phong tục thì cần phải cúi nhẹ người xuống, hai tay thả lỏng, nhẹ nhàng không nên bắt tay quá chặt, cho thấy sự kính cẩn.
- Khi giới thiệu ai đó, không được dùng 1 ngón tay chỉ vào họ mà phải dùng cả bàn tay ngả lòng ra và hướng về người được giới thiệu.
- Người Trung Quốc thường mang theo danh thiếp của mình để đại diện cho một lời chào hỏi. Cần lưu ý, trao hay nhận danh thiếp phải dùng cả hai tay và đọc sơ qua trước khi cất vào.
► Tìm hiểu thêm:
- Học tiếng Trung có khó không?
- iQIYI là gì? Cách tải iQIYI trên máy tính và điện thoại
- Top 11 phần mềm dịch Tiếng Trung tốt nhất
- Top 9 máy phiên dịch tốt nhất 2024
2. Văn hóa nói chuyện với người Trung trên bàn ăn
Với người Trung, trên bàn ăn cũng cần có những phép tắc nhất định. Họ xem bữa ăn như một cách để kết nối mọi người lại và đánh giá một con người. Mối quan tâm của họ về cách nói chuyện đó là:
- Đối tượng có phong cách nói chuyện trên bàn ăn như thế nào? Trên bàn ăn, bạn cần bắt đầu một câu chuyện vui vẻ, khiến cho mọi người thoải mái, không nên chỉ ngồi ăn.
- Bạn nên mời người lớn tuổi, người có địa vị cao ngồi ở vị trí trung tâm và mời họ dùng trước để thể hiện lễ nghĩa,...
- Đũa là một giá trị tinh thần trong văn hóa ăn uống của người Trung Hoa, khi ăn bạn không nên dùng đũa để chỉ trỏ, hay cắm đũa vào bát cơm. Vì nó thiếu tôn trọng cũng như gợi nên những liên tưởng trong đám tang.
- Không nên gõ đũa, thìa lên chén vì họ quan niệm rằng thói quen đó chỉ có ăn xin mới làm như vậy và nó sẽ mang lại điều không lành cho gia chủ.
- Không được tự ý rót rượu/ bia cho bản thân, cấp trên sẽ rót cho cấp dưới, đàn ông sẽ rót rượu cho phụ nữ.
VĂN HÓA ĂN MẶC CỦA NGƯỜI HOA
Khi thực hiện giao dịch kinh doanh, làm việc, người Hoa sẽ có phong cách ăn mặc như sau:
- Nam giới nên mặc vest có màu sẫm và thắt cà vạt, không mặc quần bò.
- Phụ nữ không nên mặc đồ có màu lòe loẹt, mà cần mặc chỉn chu, có thể là quần hoặc váy dài qua gối với áo vest tối màu.
Khi đi du lịch sang nước khác, đối với người Trung có thể mặc vest hoặc áo sơ mi. Tuy nhiên thói quen đặc trưng đó không có nghĩa người Trung Quốc rất không có phong cách thời trang, cục mịch hay cầu kỳ, họ mặc vậy vì họ tôn trọng chuyến đi của mình.
NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN HỢP TÁC VỚI NGƯỜI TRUNG
Để đạt được mục tiêu hợp tác khi đàm phán, trao đổi và làm việc với người Trung, thì cần phải biết những kiến thức về phép tắc cơ bản sau:
- Thời gian phù hợp để đàm phán với người Trung theo kinh nghiệm là từ tháng 4 - 6 và tháng 9 - 10, tránh được những dịp lễ quan trọng.
- Đến trước giờ hẹn đàm phán khoảng 5 phút để tạo sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối tác.
- Trong kinh doanh Trung Quốc, việc tìm hiểu ẩm thực của đối tác, và mời họ đến một nhà hàng nào đó để thực hiện đàm phán là điều thực sự cần thiết.
- Chuyện làm ăn tốt nhất nên đề cập cuối bữa để không làm hỏng tâm trạng ăn uống của đối tác.
- Nếu không thống nhất ý kiến hợp tác được, không nên bực bội mà phải cố vui vẻ mong đạt được sự nhất trí với nhau, nhằm mang đến những chuyển biến tốt trong tương lai.
NHỮNG ĐIỀU CẦN HẠN CHẾ KHI GIAO TIẾP VỚI TRUNG QUỐC
Người Trung Hoa có rất nhiều quy tắc, và một số điều ngầm bị cấm kỵ, kinh nghiệm ở Trung Quốc không nên làm một số điều đó là:
- Kiêng những gì có liên quan đến số 4, vì từ này có âm điệu tương đối giống từ “tử” (chết).
- Không tặng đồng hồ vì “đồng hồ” có đồng âm với “đi dự một đám tang” và không tặng đồng hồ treo tường vì giống từ “trung kết” nghĩa là hết, phá sản.
- Không nên nói từ chối quá nhiều, có thể đổi sang cách nói khác như: Để tôi xem xem, việc này hơi khó, tôi sẽ suy nghĩ,...
- Không chia tiền nếu mời người Trung đi ăn vì nó cho thấy bạn yêu quý và kính trọng họ, và cũng như không được giành trả tiền nếu họ mời bạn đi ăn.
SO SÁNH VĂN HÓA GIAO TIẾP GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Có thể thấy rằng, giao tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm giống nhau, tuy nhiên không phải tương đồng. Cụ thể có những khác biệt như sau:
Văn hóa giao tiếp | Người Trung Quốc | Người Việt Nam |
---|---|---|
Lương bổng |
|
|
Địa vị xã hội |
|
|
Giao tiếp bằng mắt |
|
|
Tặng quà |
|
|
KẾT LUẬN
Bài viết trên vừa chia sẻ đến các bạn đôi nét về văn hóa Trung Quốc khi nói chuyện. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi qua đó họ có thể đánh giá một con người. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu thêm được nhiều điều thú vị về con người Trung và hỗ trợ học tiếng Trung hiệu quả.