Bangladesh nói tiếng gì? Ngôn ngữ giao tiếp phổ biến ở Bangladesh

Đánh giá:
(5 ★ trên 1 đánh giá)

Bangladesh (phiên âm tiếng Việt: Băng-la-đét, Hán Việt: Mạnh Gia Lạp) tên chính thức: Cộng hòa Nhân dân Bangladesh là quốc gia thuộc vùng Nam Á giáp Ấn Độ ở phía Tây, Bắc và Đông trừ 1 đoạn biên giới giáp Myanma. Bị bao vây bởi Ấn Độ, Bangladesh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc về tôn giáo như hồi giáo, ngôn ngữ, chính trị, văn hóa… Do đó, người Bangladesh nói tiếng gì là thắc mắc của rất nhiều người nước ngoài trên thế giới. Trong bài viết này, Máy Phiên Dịch . Com sẽ giải đáp ngôn ngữ chính thức của người dân quốc gia Bangladesh (tiếng Bengal)!

BANGLADESH NÓI TIẾNG GÌ?

Tiếng Bengal (tiếng Bengal chuẩn mực hiện đại & tiếng Bengal văn học) là ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ quốc gia “de facto” (trên thực tế) của Bangladesh.

Tiếng Bengal thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu, có nguồn gốc từ khu vực Bengal (gồm: Băng-la-đét, một số bang của Ấn Độ). Tiếng Bengal là một trong những ngôn ngữ có số lượng người nói lớn nhất trên toàn cầu với hơn 230 triệu người, đặc biệt còn là 1 trong 22 ngôn ngữ chính thức tại Ấn Độ, tiền thân là tiếng Abahatta.

Lịch sử tiếng Bengal gồm 3 giai đoạn:

  1. Tiếng Bengal cổ (900/1000 - 1400): giai đoạn chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi tiếng Kampura do chịu kiểm soát của Vương quốc Kamarupa (nay gọi là Assam).

  2. Tiếng Bengal Trung đại (1400 - 1800): giai đoạn chịu ảnh hưởng của tiếng Ba Tư.

  3. Tiếng Bengal mới (kể từ 1800): tiếng Bengal chuẩn hiện đại.

Khối lượng từ vựng và một số nét ngữ pháp tiếng Bengal hiện nay cũng được ảnh hưởng vởi nhiều nhóm ngôn ngữ khác tại Nam Á như: ngôn ngữ Dravida, Nam Á và Tạng-Miến.

Tiếng Bengal có vai trò là lingua franca của quốc gia với 98% người Bangladesh nói thông thạo và đây cũng là ngôn ngữ đầu tiên của họ. Song, trên thực tế chỉ có khoảng 82% dân số Băng-la-đét nói tiếng Bengal đúng chủ.

Hiện nay, tiếng Bengal được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, truyền thông, giá dục, chính phủ… tại Bangladesh.

Hệ thông chữ viết chính thức của ngôn ngữ Bengal là "Bengali script" (Bengali: বাংলা লিপি) có 11 dấu thanh và 52 ký tự. Đây là hệ thống chữ cái phụ âm abjad (đại diện cho âm vị phụ âm) liên quan đến chữ cái Devanagari tiếng Hindi và Sanskrit.

NHỮNG NGÔN NGỮ KHÁC ĐƯỢC NÓI Ở BANGLADESH

  • Tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ 2 ở Bangladesh, không có tình trạng chính thức nhưng có thể được coi là ngôn ngữ nửa chính thức của nước Bangladesh. Bởi tiếng Anh được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: chính trị, giáo dục, kinh doanh, du lịch, truyền thông…

Trong hệ thống giáo dục Bangladesh, tiếng Anh là môn học bắt buộc từ Tiểu học đến Đại học. Tại các trường đại học hay cao đẳng ở Bangladesh cũng có các khóa học bằng tiếng Anh.

Người bản xứ ở phía Bắc và Đông Nam Bangladesh nói nhiều ngôn ngữ bản địa khác nhau như: Tiếng Chakma, Tiếng Marma, Tiếng Tripura, Tiếng Bihari, Tiếng Rohingya, Tiếng Assamese, Tiếng Garo…

HỌC TIẾNG BANGLADESH CÓ KHÓ KHÔNG?

Tiếng Bangladesh khó hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngôn ngữ mẹ đẻ, khả năng học ngoại ngữ của bạn… Xét trên các khía cạnh của ngôn ngữ Bangladesh để đánh giá độ khó thì có thể dựa trên một số những yếu tố dưới đây:

PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA TIẾNG BENGAL TRÊN THẾ GIỚI

Ngoài quốc gia Bangladesh, tiếng Bengal là ngôn ngữ quan trọng và phổ biến trên thế giới. Dưới đây là sự phân bố địa lý của tiếng Bengal ở một số quốc gia và khu vực có cộng đồng người nói tiếng Bengal đáng kể:

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ TIẾNG BANGLADESH

  • Tiếng Bengal đứng thứ 8 trong danh sách những ngôn ngữ được nói nhiều nhất thế giới.

  • Năm 2017, tiếng Bengal được UNESCO công nhận là ngôn ngữ kinh điển thế giới có giá trị văn hóa toàn cầu.

  • Tiếng Bengal có truyền thống văn hóa và nghệ thuật phong phú bởi nó sản sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như Rabindranath Tagore…

  • Có rất nhiều thành ngữ và câu đố thú vị tiếng Bengal mang đậm giá trị truyền thống, ẩn chức thông điệp sâu sắc hoặc hài hước nhưng cũng thể hiện được tính logic và trí tuệ. Ví dụ: Thành ngữ “Hổ thì sống trên bờ, cá sâu thì sống dưới nước” nghĩa là “nguy hiểm có mặt khắp mọi nơi”.

  • Người Bengal chỉ dùng 1 từ duy nhất là "খাওয়া" (khawa) để chỉ cho hành động “ăn”, “uống” và “hút thuốc lá”.

KẾT LUẬN

Như vậy, Máy Phiên Dịch . Com đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về ngôn ngữ Bangladesh. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Tiếng Bangladesh là tiếng gì và những ngôn ngữ được nói thông dụng ở quốc gia Bangladesh.

>>> Tham khảo: