Người Iraq nói tiếng gì? Ngôn ngữ Giao Tiếp phổ biến ở Irak
Iraq có tên đầy đủ là Cộng hòa Iraq - một quốc gia ở khu vực Trung Đông, giáp Ả Rập Xê Út, Kuwait ở phía Nam, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc, Syria về phía Tây Bắc, Jordan ở phía Tây và Iran ở phía Đông. Khu vực trung tâm Iraq, có hai sông Tigris và Euphrates chảy qua được gọi là Lưỡng Hà. Đây là nơi sinh ra chữ viết và những nền văn minh cổ nhất của nhân loại. Vậy người Iraq nói tiếng gì? Trong bài viết này, Máy Phiên Dịch . Com sẽ giải đáp ngôn ngữ chính thức của đất nước Iraq, cùng tìm hiểu ngay!
Nội Dung
IRAQ NÓI TIẾNG GÌ?
1. Ngôn ngữ chính thức của Iraq
Trong lịch sử Iraq kể từ khi Hồi giáo thống trị cảnh quan tôn giáo của lãnh thổ trong nhiều thế kỷ, tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính được nói bởi phần lớn dân số Iraq.
Hiện nay, theo Hiến pháp của Iraq, ngôn ngữ chính thức của Iraq là tiếng Ả Rập và tiếng Kurd.
Tiếng Ả Rập tiêu chuẩn được sử dụng cho mục đích chính thức trong cả nước. Tuy nhiên tiếng Ả Rập Irak hay còn gọi là tiếng Ả Rập Mesopotamia, là biến thể của tiếng Ả Rập mới là ngôn ngữ được hầu hết người dân Iraq sử dụng.
Có 2 phương ngữ tiếng Ả Rập Mesopotamia là: tiếng Ả Rập Gelet Mesopotamian và tiếng Ả Rập Qeltu Mesopotamian, có những đặc điểm riêng biệt so với tiếng Ả Rập chuẩn do bị ảnh hưởng nặng nề bởi Thổ Nhĩ Kỳ, Aramaic, Ba Tư và Akkadian.
Năm 2004, Irak đã làm nên lịch sử khi trở thành quốc gia duy nhất được công nhận người Kurd chính thức (người Kurd chiếm khoảng 10% - 15% tổng dân số Iraq). Người Kurd nói tiếng Kurd với 3 phương ngữ chính:
-
Tiếng Bắc Kurdish được công nhận là biến thể lớn nhất và được nói chủ yếu ở phía Bắc Iraq.
-
Tiếng Nam Kurdish được dùng rộng rãi ở quận Khanaqin, khu vực phía Đông của đất nước.
-
Tiếng Trung Kurdish được nói bởi người Kurd miền Trung (Sorani).
2. Ngôn ngữ khu vực của Iraq
Ở Iraq có 2 ngôn ngữ được công nhận là:
2.1 Ngôn ngữ Syriac-Aramaic:
Syriac-Aramaic là biến thể của tiếng Trung Aramaic, được nói bởi các Kitô hữu Syria sống ở miền Bắc Iraq. Lịch sử tiếng Syriac-Aramaic trở lại vào thế kỷ 1 SCN, trở thành ngôn ngữ văn học chính khắp Trung Đông giữa thế kỷ IV và VIII. Tiếng Syriac trở thành phương tiện giao tiếp giữa Kitô giáo và văn hóa Syriac.
Do những cuộc xung đột và chiến tranh tác động tiêu cực đến cộng đồng người Chaldean và Assyria ở Irak nên tiếng Syriac không còn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay ngôn ngư này vẫn được một số nhà thờ như ngôn ngữ phụng sự, cả Giáo hội Chính thống Syriac.
2.2 Ngôn ngữ Lurish:
Tiếng Lurish (Luri) là ngôn ngữ được dùng bởi cộng đồng dân cư khu vực Luristan phía Tây Iran và cũng có mặt ở một số khu vực Iraq.
Những người sống ở miền Trung và miền Đông Iraq tự gọi mình là Feylis, phân loại ngôn ngữ là Lurish. Tại Iraq, Lurish không phải là ngôn ngữ chính thống nhưng Feyli Lurish thích vị thế thiểu số chính thức trong nước.
Thời gian gần đây, tiếng Lurish gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển ngôn ngữ này vì không phải là ngôn ngữ chính thức và không có sự hỗ trợ nhiều từ chính phủ. Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ Lurish dần bị thay thể bởi ngôn ngữ chính thống và những ngôn ngữ khu vực phổ biến hơn.
3. Ngôn ngữ thiểu số ở Iraq
Irak là quốc gia đa ngôn ngữ, nhiều cộng đồng dân cư cùng sống chung với nhau nên cũng tồn tại nhiều ngôn ngữ thiểu số như:
-
Tiếng Armenia: được sử dụng bởi người nhập cư Armenia và người định cư ở Iraq thế kỷ 19 & 20, đặc biệt là ở các thành phố như: Baghdad.
-
Tiếng Turkmen: Do Iraq cũng là quê hương của người Thổ Nhĩ Kỳ Iraq, nên người Turken - dân tộc thiểu số sống ở vùng Bắc Irak giáp Thổ Nhĩ Kỳ hay lãnh thổ Nineveh, Erbil và Saladin nói ngôn ngữ Turkmen.
-
Tiếng Ba Tư: Ở Iraq có một dân tộc Ba Tư được tìm thấy sau khi Iraq và Iran chia biên giới rõ ràng, va dân tộc này nói tiếng Ba Tư.
-
Tiếng Yazidi: là ngôn ngữ tôn giáo thiểu số ở Irak, nói bởi một cộng đồng nhỏ người Yazidi.
-
Tiếng Mandaean: cũng là ngôn ngữ của một tôn giáo thiểu số khác tại Irak.
Ở phía Bắc Iraq có dân tộc Zaza-Gorani sinh sống và họ tự hào có 6 ngôn ngữ:
-
Gorani: là phương ngữ lớn nhất được sử dụng ở vùng Halabja, ngoài những khu vực giữa Khanaqin và Mosul.
-
Doms - nhóm người du mục gốc Ấn sống gần và trong các thị trấn thành phố Iraq nói ngôn ngữ của Domari.
-
Tiếng Neo-Aramaic: môt nhánh tiếng Aramaic còn được gọi là “lưỡi Neo-Aramaic” cũng được sử dụng tại Iraq.
Các ngôn ngữ này đều đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn và duy trì bản sắc văn hóa và dân tộc của các cộng đồng thiểu số tại Iraq. Tuy nhiên, như các ngôn ngữ thiểu số ở nhiều nơi trên thế giới, chúng thường đối diện với thách thức về bảo tồn và sử dụng bởi áp lực từ các ngôn ngữ chính thống và các yếu tố khác như di cư và toàn cầu hóa.
SỰ BẢO TỒN NGÔN NGỮ CỦA IRAQ
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Iraq cũng đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhay để bảo tốn và duy trì những ngôn ngữ thiểu số mang đậm nét văn hóa của đất nước. Ví dụ: để bảo tồn tiếng Syriac, chính phủ Irak đã đưa ngôn ngữ này vào chương trình giảng dạy của 152 trường công tạo, thúc đẩy việc đưa ra sáng kiến để bảo vệ văn hóa Kitô giáo ở Iraq.
Về mặt tổng thể, chính phủ đất nước Iraq khuyến khích các thế hệ mới nói tiếng mẹ đẻ của họ.
NGƯỜI IRAQ CÓ NÓI TIẾNG ANH KHÔNG?
Trong những năm gần đây, tiếng Anh trở thành 1 xu hướng phổ biến trên toàn thế giới bao gồm cả Iraq.
Tại Iraq, tiếng Anh được đưa vào các chương trình giảng dạy của nhiều trường học và trường đại học, nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên. Trong kinh doanh, du lịch, tiếng Anh là ngoại ngữ giao tiếp chung với người nước ngoài.
Song, mức độ phổ biến của tiếng Anh có sự phân hóa không đồng đều ở các khu vực ở Irak. Tại các khu đô thị, thành phố lớn tiếng Anh được sử dụng thông dụng, trong khi ở các vùng nông thôn và trong các cộng đồng truyền thống, người dân ít nói tiếng Anh.
KẾT LUẬN
MayPhienDich.Com vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về tiếng Iraq và ngôn ngữ chính thức ở Irak. Hi vọng những thông tin về ngôn ngữ của Iraq hữu ích đối với các bạn.
>>> Tham khảo:
-
Iraq là nước gì?
-
Tên gọi cũ của Iraq là gì?
-
Kurdish nói tiếng gì?
-
Iraq thuộc châu gì?Iraq giàu hay nghèo
-
Iraq là đất nước như thế nào
-
Iraq là nước nào
-
Iraq hiện nay
-
Iraq và Việt Nam
-
Tại sao người Iraq quý Việt Nam
-
Iraq thuộc châu nào
-
Người Iraq quý Việt Nam