Lệ phí dịch thuật công chứng bao nhiêu tiền? Cách tính phí chi tiết
Trước khi quyết định hợp tác hoặc sử dụng dịch vụ của một công ty dịch vụ, bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm, một trong những yếu tố cần quan tâm đầu tiên là giá của món hàng/ gói dịch vụ mà mình muốn sử dụng, ngành dịch thuật cũng không nằm ngoài logic này, bạn cần biết được lệ phí dịch thuật công chứng là bao nhiêu trước khi thuê họ làm việc. Nhưng trả lời thế nào cho một câu hỏi chung chung như vậy?
Thường thì các công ty sẽ gửi một danh sách báo giá cho từng gói cụ thể, nhưng một số công ty cũng sẽ phản hồi theo cách chung chung với hàng đống chi phí phát sinh nếu bạn chỉ nhìn vào giá ban đầu họ đưa ra. Thường thì bạn sẽ không thể tìm thấy bảng giá công khai trên đa số các trang web của công ty dịch thuật, bởi vì mỗi dự án dịch thuật khác nhau sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau, và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá dịch vụ
Vậy ngành dịch thuật hoạt động như thế nào? Lệ phí dịch thuật công chứng được tính bằng cách nào? Chúng ta hãy tìm hiểu các nguyên tắc được phần lớn các công ty/ cá nhân áp dụng trong ngành dịch vụ này.
>>>Xem thêm:Máy phiên dịch tốt nhất hiện nay
Lệ phí dịch thuật công chứng cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau
Nội Dung [Ẩn]
1. MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC GIÁ
Dưới đây là cách mà hầu hết các công ty dịch vụ ngôn ngữ tính giá dịch thuật công chứng:
1.1 Tính phí trên mỗi từ
Đây là đơn vị tính phí phổ biến nhất mà khách hàng thường xuyên gặp, rất nhiều dịch giả và công ty tính phí dịch vụ trên mỗi từ, cách tính này được xem là công bằng nhất cho các bên. Nguyên nhân chính là nội dung bản gốc tùy vào chủ đề có thể rất dễ hoặc cũng có thể rất khó, sẽ không công bằng nếu tính giá theo thời gian
Ví dụ: Một bài viết 2000 từ trên blog có thể mất đến 8 tiếng để dịch, trong khi một bài khác cũng cùng số từ nhưng chỉ cần 2 tiếng để hoàn thành công việc
Nhưng có một trường hợp nên xem xét cẩn thận trước khi đồng ý cách tính phí này: Có thể bạn sẽ bị tính phí mỗi từ dựa trên ngôn ngữ đích. Ví dụ: Nếu số lượng từ của một bản gốc tiếng Anh là 2000 từ, phí dịch vụ là 0.25$/ từ, tổng chi phí sẽ là 500$ cho toàn bộ bản dịch, nhưng đối với ngôn ngữ Việt Nam, 2000 từ Tiếng Anh sẽ trở thành 2400 từ tiếng Việt do cách sử dụng từ, diễn giải rộng hơn, như vậy nếu dựa trên ngôn ngữ đích, tổng chi phí sẽ lên 600$
Cần khẳng định rằng tính phí trên mỗi từ và tính phí mỗi từ dựa trên ngôn ngữ đích hoàn toàn khác nhau và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của bạn, vì vậy hãy lưu ý điều này.
Chi phí cố định có thể đưa ra dựa trên từng từ, hoặc mỗi trang
1.2 Tính phí trên mỗi trang
Một cách tính giá khác là dựa trên số trang của bản gốc, phương pháp này thường được áp dụng đối với những tài liệu điện tử, điển hình nhất là các tài liệu tòa án, hồ sơ y tế dưới dạng PDF…
Giá mỗi trang được xác định bằng số từ ước tính trên từng trang. Giả sử bạn có 50 trang hồ sơ y tế, giả định có khoảng 500 từ mỗi trang. Các công ty dịch vụ thường sẽ báo giá khoảng 100$ mỗi trang, như vậy tổng cộng bạn phải trả 5.000$
Nghe có vẻ tốn kém, nhưng có thể bạn sẽ lời hơn, vì không phải tất cả các trang đều có 500 từ, có thể có trang sẽ lên 550 từ chẳng hạn.
1.3 Tính phí trên từng giờ
Đây là trường hợp hiếm gặp, nhưng không phải là không có, đây cũng là một cách tính lệ phí dịch thuật công chứng. Như đã lưu ý trước đây, rất khó để ước tính được nỗ lực của dịch giả nếu sử dụng cách này. Trường hợp cơ bản nhất nên áp dụng cách tính phí này là cập nhật các nội dung đã được dịch
Ví dụ: 2000 từ mà bạn đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cần phải sửa đổi lại nội dung, bạn sửa vài đoạn trong bản tiếng Anh và gửi cho bên dịch vụ, để họ dịch sang tiếng Anh cho phù hợp với ngữ cảnh.
Có một số phương pháp tính phí dịch thuật không hiệu quả lắm, nhưng vẫn buộc áp dụng trong những trường hợp đặc biệt
1.4 Tính phí trên toàn dự án
Tương tự như tính phí trên từng giờ, đây cũng là một hình thức hiếm gặp
Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp cần áp dụng cách tính giá này là các nội dung bằng tiếng Trung phồn thể cần dịch sang tiếng Anh, đặt giá theo từng từ hay từng trang không hiệu quả đối với loại ngôn ngữ kí tự này, thật ra tính lệ phí theo giờ cũng áp dụng được, nhưng cách tốt nhất là dựa trên toàn bộ dự án. Tuy nhiên cách này hơi thiệt thòi cho khách hàng, vì họ không thể nắm được chi tiết cách dịch giả tính chi phí trên bản dịch thuật công chứng, như vậy không thể đánh giá chính xác độ khó của dự án có xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không.
1.5 Tính giá tối thiểu
Những bản dịch được xem là dự án nhỏ khi nội dung của nó dưới 250 từ, lúc này các công ty thường sẽ không tính phí trên từng từ, mà đưa ra giá tối thiểu cho toàn bộ bản dịch, tất nhiên 250 không phải tiêu chuẩn chung, một số công ty sẽ có ngưỡng khác nhau và giá khác nhau cho chi phí tối thiểu.
Hay nói cách khác, cho dù bạn cần dịch thuật 25 từ hay 250 từ, giá cũng như nhau. Giá tối thiểu không chỉ bao gồm phần dịch mà còn những nhiệm vụ khác như quản lí dự án.
Giá tối thiểu dựa trên thỏa thuận của công ty dịch vụ và khách hàng
2. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LỆ PHÍ DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG
2.1 Số từ cần dịch
Bạn có một tài liệu vài trăm từ mỗi trang hay một cuốn sách hướng dẫn 50.000 từ? Nguyên tắc chung cho mọi lĩnh vực, số từ cần dịch càng nhiều, giá trên mỗi từ sẽ càng thấp, vì vậy nếu có thể, hãy gom càng nhiều tài liệu cho mỗi lần thuê dịch vụ thay vì chia nhỏ nhiều đợt, bạn sẽ ngạc nhiên với chi phí tiết kiệm được.
2.2 Tính phức tạp của vấn đề
Nếu bản dịch là một nội dung chuyên sâu cần đòi hỏi trình độ chuyên ngành, giá cả đương nhiên sẽ cao hơn so với một chủ đề phổ biến, tuy nhiên hãy xem xét cẩn thận, lập ngân sách giới hạn và so sánh giá để tránh bị hét giá quá cao.
2.3 Thời gian giới hạn
Bạn muốn dịch nội dung của mình nhanh đến mức nào?
Trung bình mỗi ngày một dịch giả có thể dịch khoảng 2000 từ, đây là tiêu chuẩn thường gặp khi sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng thời gian này chỉ mới là bản dịch thô, chưa tính thời gian chỉnh sửa, trau chuốt ngôn từ
Vậy tôi muốn toàn bộ phải xong trong vòng 24 giờ có được không? Được! Nhưng hãy lưu ý đến chi phí. Thời gian lí tưởng nhất là khoảng 2 ngày cho một bản dịch từ 2000 từ bao gồm chỉnh sửa và hiệu chỉnh.
2.4 Yêu cầu định dạng và hiệu chỉnh
Tất cả những gì được đề cập đến từ đầu đến giờ chỉ tập trung vào lệ phí cho quá trình dịch thuật công chứng, ngoài ra người sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung khác vào. Trên thực tế, bản dịch không phải là một bản Word dày đặc chữ, mà trong đó sẽ được chèn biểu đồ, hình minh họa, bảng…Cùng các nội dung trực quan khác.
Thậm chí tài liệu có thể được thể hiện trong Adobe Indesign hoặc bất cứ công cụ nào khác theo yêu cầu. Nhưng giá cả sẽ tùy theo độ phức tạp mà tăng theo, bù lại, bạn sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian và chỉ cần nhận sản phẩm đầu cuối.
Một số yếu tố khác sẽ tác động làm thay đổi chi phí cố định theo thời gian
3. Bảng giá dịch thuật công chứng tham khảo 2020
Dưới đây là bảng giá dịch thuật công chứng tham khảo đối vớimột số ngôn ngữ phổ biến nhất ở Việt Nam.
Ngôn ngữ | Phí dịch thuật chuẩn | Phí dịch thuật chuyên ngành |
Dịch từ tiếng Anh - Tiếng Việt |
Khoảng 50.000VNĐ/ trang |
Khoảng 60.000VNĐ/ trang |
Dịch từ tiếng Việt - tiếng Anh |
Khoảng 60.000VNĐ/ trang |
Khoảng 70.000VNĐ/ trang |
Dịch từ tiếng Trung - Tiếng Việt |
Khoảng 70.000VNĐ/ trang |
Khoảng 80.000VNĐ/ trang |
Dịch từ tiếng Việt - Tiếng Trung |
Khoảng 70.000VNĐ/ trang |
Khoảng 70.000VNĐ/ trang |
Dịch từ tiếng Nhật - Tiếng Việt |
Khoảng 90.000VNĐ/trang |
Khoảng 100.000VNĐ/trang |
Dịch từ tiếng Việt - Tiếng Nhật | Khoảng 105.000VNĐ/trang |
Khoảng115.000VNĐ/ trang |
Dịch từ tiếng Hàn - tiếng Việt |
Khoảng 85.000VNĐ/ trang |
Khoảng 100.000VNĐ/trang |
Dịch từ tiếng Việt - tiếng Hàn | Khoảng 100.000VNĐ/ trang | Khoảng 120.000VNĐ/trang |
4. MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI XEM XÉT PHÍ DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG?
4.1 Tại sao phải trả nhiều hơn cho cùng một dịch vụ, trong khi có rất nhiều người khác ra giá thấp hơn?
Khi so sánh phí dịch vụ của các công ty với nhau, bạn tin rằng mình đang so sánh một quả táo với những quả táo khác để chọn ra quả ngọt nhất, phải không? Hãy cẩn thận với suy nghĩ đó
Mặc dù trên thực tế có một số đơn vị sẽ đưa ra bảng giá chỉ bằng một nửa giá thị trường, nhưng có thể đó chỉ mới là phí dịch thô, chưa tính lệ phí hiệu chỉnh, chỉnh sửa…Và những khoản này sẽ được tính trong tổng hóa đơn dịch thuật công chứng
Hoặc tệ hơn, họ có thể cho toàn bộ nội dung vào Google dịch rồi copy/paste -> xong. Bạn nghĩ mình đang cầm trên tay một bản dịch chuyên nghiệp? Thực tế chỉ mất chưa đầy 30 phút cho quá trình này và cái giá được cho là rẻ đó thật ra chỉ là ném tiền qua cửa sổ, vì ai cũng có thể copy paste nội dung lên các công cụ miễn phí.
4.2 Làm sao để tránh những trải nghiệm như vậy?
Khi cầm trên tay bản báo giá, cho dù thanh toán bằng cách nào, hãy luôn thỏa thuận rõ ràng với công ty dịch vụ, chi phí cuối cho toàn bộ yêu cầu là bao nhiêu, còn khoản nào có thể phát sinh không?
Ràng buộc điều khoản trong hợp đồng, đảm bảo chất lượng nội dung hoặc chỉ thanh toán trước 50% giá trị hợp đồng…Bằng mọi cách để nhận được sản phẩm cuối cùng chất lượng nhất.
4.3 Các bản dịch miễn phí có hiệu quả không?
Nếu bản dịch được sử dụng cho các mục đích quan trọng, hãy tránh xa công cụ miễn phí, bản dịch miễn phí có giá trị riêng của nó, nhưng không phải là trong các cuộc họp kinh doanh hoặc buổi hội thảo quốc tế.
Trước khi thuê một dịch giả, bạn cần đánh giá mức giá có hợp lí với một dịch vụ chuyên nghiệp hay không
3.4 Lệ phí dịch thuật công chứng hợp lí là bao nhiêu?
Như đã đề cập, trung bình một dịch giả có thể dịch khoảng 2000 từ mỗi ngày, hãy lấy con số này chia cho 8 giờ làm việc mỗi ngày, có nghĩa là 250 từ mỗi giờ. Sau đó hãy so sánh giá dịch vụ, ví dụ công ty đưa ra giá 0.05$/ từ, nhân với 250 từ, có nghĩa là thu nhập trung bình của một dịch giả chuyên nghiệp là khoảng 12.5$/ giờ, trừ đi các khoản chi phí hoạt động của công ty, thì thực tế mỗi dịch giả chỉ nhận được khoảng dưới 10$/ giờ, đây là mức tiêu chuẩn tối thiểu, do đó nếu một đơn vị nào đó ra giá quá thấp, hãy cân nhắc cẩn thận để tránh “tiền mất tật mang”
Tất nhiên nếu thuê các freelancer, chi phí sẽ thấp hơn, nhưng trong trường hợp bạn là đơn vị kinh doanh, cần xuất hóa đơn, chứng từ cụ thể, freelancer sẽ không thể xuất hóa đơn đỏ, do đó công ty dịch vụ vẫn là lựa chọn hợp lí hơn.
Bài viết liên quan:
- Làm phiên dịch viên học ngành gì?
- TOP phần mềm phiêndịch tiếng tiếng Thái tốt nhất
- Kĩ năng cần thiết để theoSimultaneous Interpretation.