“Thanh minh trong tiết tháng 3, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” là một câu nổi tiếng trong tác phẩm Truyện Kiều - Nguyễn Du. Trong đó, cụ có nhắc đến thanh minh, một ngày lễ truyền thống vào khoảng đầu tháng 4 dương lịch theo lịch Trung Quốc với nhiều tục lệ quan trọng. Ngày này cũng được đông đảo người Việt Nam quan tâm. Vậy Tết thanh minh tiếng Trung là gì? Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của thanh minh giúp việc học tiếng Trung hiệu quả hơn!
Nội Dung [Ẩn]
-
-
-
4. Thả diều
TẾT THANH MINH TIẾNG TRUNG LÀ GÌ?
Tiết Thanh minh tiếng Trung Quốc là: 清明节 /Qīngmíng jié/.
Được ghép bởi hai từ:
-
Thanh 清 /Qīng/: Trong lành, trong sáng, trong trẻo.
-
Minh 明 /míng/: Sáng, tươi sáng.
Vậy Thanh minh mang nghĩa: 1 ngày với tiết trời tươi sáng.
Thanh minh - ngày lễ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, với những phong tục tập quán độc đáo. Thời gian là ngày mùng 5/3 âm lịch hàng năm, lịch dương thường vào ngày 4 hoặc 5/4 (cuối tiết xuân phân) đến ngày 20 hay 21/4 (bắt đầu tiết Cốc Vũ). Tết thanh minh 2024 rơi vào thứ 5 ngày 4/4 dương lịch (Nhằm ngày 26 Tháng 2 năm Giáp Thìn âm lịch).
Ngày Tết thanh minh, tại Trung Quốc sẽ được nghỉ 1 ngày hoặc nhiều hơn dựa trên quy định của các cơ quan, tổ chức.
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TẾT THANH MINH TRUNG QUỐC
1. Nguồn gốc tết thanh minh
Lễ Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc với lịch sử hơn 2500 năm, từ thời nhà Chu (1046 - 221 TCN). Nó bắt nguồn từ những lễ nghi xa hoa mà các hoàng đế xưa tổ chức nhằm tưởng nhớ tổ tiên. Họ sẽ dâng lễ vật và cầu xin cho quốc thái dân an. thái bình thịnh vượng, mùa màng bội thu.
Đến năm 732, Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường nhận thấy được thực trạng sai lầm này. Do đó, ông đã chiêu cáo thiên hạ, nhân dân chỉ cần bày tỏ lòng tôn kính tổ tiên ngày đầu tiên của tiết thanh minh. Từ đó, hàng năm tập tục cúng bái tổ tiên ngày càng trở nên phổ biến khắp của Trung Hoa và kéo dài đến hôm nay.
2. Ý nghĩa tết thanh minh là gì?
Thực chất tiết thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí, là lúc mọi người bước ra ngoài để cảm nhận trời mùa xuân. Nó có liên quan nhiều đến khí hậu và thiên nhiên. Rất hợp để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, bày tỏ lòng viết ơn, hiếu thảo đối với tổ tiên bằng cách tảo mộ, cúng kính,...
► Xem thêm:
- Top 11 phần mềm dịch Tiếng Trung tốt nhất
- Cách học tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Thả diều tiếng Trung là gì? | Văn hóa thả diều của người Hoa
- Tết Nguyên Đán tiếng Trung là gì?
CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ THANH MINH TIẾNG TRUNG
Với ý nghĩa thiêng liêng, lễ thanh minh đã ăn sâu vào trong tâm thức của những gia đình người dân Hoa. Vì vậy, vào những ngày này, người dân Trung Quốc thường sẽ làm những việc sau:
1. Tảo mộ tiếng Trung là gì?
Tục tảo mộ Hán ngữ là: 扫墓 /Sǎomù/. Đây là hoạt động quét dọn mồ mả của tổ tiên. Sau đó con cháu sẽ bày thức ăn, trái cây đã chuẩn bị và thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn và nỗi niềm tiếc thương với người thân, những người đã khuất.
2. Hội đạp thanh
Đạp thanh trong tiếng Trung: 踏青 /Tàqīng/ là dẫm lên cỏ xanh, đại ý cho chuyến du xuân, dạo chơi, ngắm cây hoa vừa chớm nở,... Thường được tổ chức thông qua những trò chơi thể thao như: Đánh đu, đá banh, đá cầu,... để kết nối giữa con người với nhau. Lễ hội cũng là cơ hội để các nam thanh, nữ tú giao lưu, giao tiếp bày tỏ tình cảm và kết duyên với nhau
3. Trồng cây lấy lộc
Không khí trời xuân vô cùng dễ chịu, thời tiết ấm dần, lất phất mưa xuân tạo điều kiện cho cây cối phát triển mãnh liệt. Vì vậy, thời điểm này rất thích hợp để trồng cây lấy lộc.
Ngoài ra, một số người còn treo cây liễu trước nhà, vì họ tin rằng tiết thanh minh có rất nhiều ma quỷ lang thang, và liễu sẽ xua đuổi được những linh hồn đó.
4. Thả diều
Người Trung Quốc xưa rất thích thả diều, đặc biệt thời điểm chuyển hạ vì diều có thể bay cao. Tết thanh minh cũng vào lúc này, do đó đây là một hoạt động không thể thiếu của họ.
Độc đáo hơn là diều không chỉ thả vào ban ngày mà còn được thả vào buổi tối. Những chiếc đèn lồng nhỏ sẽ được buộc vào dây diều và thả bay lên cao trông như một ngôi sao lấp lánh. Người Trung còn cắt dây diều với mong muốn về sự tự do, may mắn và có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
5. Ăn đồ ăn nguội
Tết Thanh Minh không phải là tết Hàn Thực (3/3 âm lịch). Ngày lễ xuất phát từ điển tích tưởng nhớ Vua Tấn Văn Công và Giới Tử Thôi. Tuy nhiên, hai ngày lễ này cận ngày nhau, cho đến nay người Trung dần kết hợp nó thành một. Do đó, vẫn có một số nơi ăn đồ ăn nguội ngày này.
>>> Tìm hiểu: Tết Hàn Thực tiếng Trung
TỪ VỰNG LIÊN QUAN CHỦ ĐỀ TIẾT THANH MINH
Từ vựng tiếng Trung | Phiên âm | Dịch tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾT LUẬN
Bài viết trên vừa giới thiệu đến các bạn ngày Tiết thanh minh. Đây là ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc và có ảnh hưởng ít nhiều đến văn hóa người Việt. Hy vọng qua bài viết bạn có thể biết thêm được nhiều phong tục truyền thống của đất nước Trung Hoa và học tiếng Trung tốt hơn.