Dịch Thuật Công Chứng Tư Pháp Là Gì? Quy Trình Công Chứng Tư Pháp 2024
Dịch thuật công chứng tư pháp có giá trị pháp lý cao nhất theo quy định của Pháp Luật Việt Nam hiện hành. Thông thường, các bản sao tờ khai, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp, hộ khẩu…Khi mang dịch thuật tiếng Anh (Hoặc ngôn ngữ khác) đều cần công chứng để hợp pháp hóa.
Vậy có phải trường hợp nào cũng cần công chứng tư pháp? Quy trình như thế nào? Quan trọng hơn, bạn cần đến đâu để hoàn tất thủ tục?
Mayphiendich.com sẽ giải đáp tất cả trong bài viết dưới đây.
>>>Xem thêm: Các dòng máy phiên dịch tốt nhất hiện nay
1. Dịch thuật công chứng tư pháp là gì?
Dịch thuật công chứng tư pháp làdịch vụ phiên dịch tài liệu, giấy tờ… sang những ngôn ngữ khác (theo yêu cầu của khách hàng), tài liệu sau khi dịch hoàn tất sẽ được đóng dấu của Sở Tư Pháp, xác nhận nội dung chính xác so với bản gốc.
Trên bản dịch được công chứng tư pháp luôn có:
- Con dấu và chữ ký xác nhận của sở Tư Pháp.
- Cam kết bản dịch chính xác của phiên dịch viên.
- Chữ ký của phiên dịch viên.
Cần phân biệt công chứng tư pháp với chứng thực bản dịch của công ty dịch thuật thông thường. Dịch thuật công chứng tư pháp luôn có giá trị pháp lý cao hơn.
Thông thường, khi cần dịch thuật công chứng Tư Pháp, bạn nên đến thẳng các phòng công chứng thuộc Sở Tư Pháp.
Mẫu tài liệu đã dịch thuật và đóng dấu công chứng tư pháp |
2. Quy trình công chứng tư pháp cho tài liệu phiên dịch
Quy trình công chứng tư pháp:
- B1:Mang tài liệu cần phiên dịch đến Sở Tư Pháp.
- B2: Nhân viên sẽ tiếp nhận tài liệu, kiểm tra tính hợp pháp theo quy định Pháp Luật.
- B3: Hẹn ngày trả kết quả, sau đó nhân viên sẽ bắt đầu dịch thuật.
- B4: Nhân viên ký tên, xác nhận bản dịch là chính xác với bản gốc.
- B5: Tài liệu được đóng dấu xác nhận của Sở Tư Pháp.
- B6: Trả kết quả theo lịch hẹn.
Nếu bạn công chứng Tư Pháp tại các công ty bên ngoài, họ vẫn phải gửi về Sở Tư Pháp đóng dấu, không có công ty nào đủ thẩm quyền để tự đóng con dấu này.
Dịch thuật công chứng tư pháp cần thông qua nhiều bước, tốn nhiều thời gian, vì vậy nếu không cần thiết, bạn chỉ cần chứng thực tại phòng công chứng là đủ.
3. Bạn có thể tự dịch tài liệu và mang đi công chứng không?
Không. Chỉ những phiên dịch viên có bằng đại học hoặc văn bằng cao hơn mới có đủ thẩm quyền.
Trong đa số trường hợp, dịch thuật công chứng tư pháp cần thông qua các phiên dịch viên có cộng tác với Sở Tư Pháp (Danh sách được công khai tại Sở)
Sở Tư Pháp có con dấu riêng |
4. Trường hợp cần công chứng tư pháp
- Dịch thuật lý lịch tư pháp.
- Dịch thuật học bạ, văn bằng sang tiếng nước ngoài.
- Các hồ sơ, giấy tờ để du lịch, định cư nước ngoài.
- Các hợp đồng, giao dịch…
Riêng đối với trường hợp công chứng bản sao hộ khẩu, thẻ căn cước, bằng lái xe…Thì bạn chỉ cần con dấu của phòng công chứng quận, huyện là đủ, không cần công chứng tư pháp.
Bài viết liên quan:
-Làm phiên dịch viên học ngành gì?
- Phí dịch thuật công chứng mới nhất.
- TOP phần mềmphiêndịch tiếng tiếng Tháitốt nhất
- Kĩ năng cần thiết để theoSimultaneous Interpretation.