Tết Hàn Thực tiếng Trung là gì? Nguồn gốc - Ý nghĩa - Từ vựng

Đánh giá:
(5 ★ trên 3 đánh giá)

Tết Hàn Thực hay Lễ hội Hansi là một ngày lễ truyền thống của Trung Quốc. Vào ngày Tết Hàn Thực người Trung có tục lệ ăn bánh chay, bánh cuốn… còn người Việt thường dùng bánh trôi. Tìm hiểu về văn hóa của Trung Quốc là một cách để việc học tiếng Trung trở nên thú vị và hiệu quả hơn. Vậy Tết Hàn thực tiếng Trung là gì? Bài viết này Máy Phiên Dịch . Com sẽ giải đáp thắc mắc về Tết Hàn thực cũng như những từ vựng tiếng, mẫu câu tiếng Trung giao tiếp hàng ngày về ngày lễ này!

TẾT HÀN THỰC TIẾNG TRUNG LÀ GÌ?

Tết Hàn Thực tiếng Hoalà: 寒食节 phiên âm /Hánshí jié/.

Ghép 3 từ trên lại, tết Hàn thực được hiểu là “Ngày Tết ăn đồ lạnh, đồ nguội”.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TẾT HÀN THỰC

1. Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày nào?

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Hàn Thực rơi vào ngày Thứ 5, 11 tháng 4 Dương lịch.

2. Nguồn gốc & ý nghĩa ngày Tết Hàn thực

Có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết Hàn Thực Trung Quốc. Truyền thuyết phổ biến nhất được kết nối với 2 nhân vật lịch sử là Chong'er (Tấn Văn Công) và Jie Zitui (Giới Tử Thôi).

Vào thời Xuân Thu (770 - 476 TCN), nước Tấn gặp loạn bởi hàng loạt vụ giết người liên quan đến việc kế vị ngai vàng, Tấn Văn Công phải bỏ nước lưu vong, chạy sang các nước khác để tránh bị ám sát, sống cảnh nay trú nước Tề, mai về nước Sở.

Trong 19 năm tiếp theo, hiền sĩ Giới Tử Thôi theo vua Tấn chạy trốn và làm bất kỳ điều gì để bảo vệ vua. Thậm chí khi cạn kiệt lương thực, vua từng suýt chết đói, Giới Tử Thôi đã cắt một phần cơ đùi của mình để làm súp thịt cho vua. Sau khi ăn xong vua hỏi mới biết, ông rất xúc động và hứa sẽ thưởng sau.

Nhưngkhi Tấn Văn Công lên ngôi vương, ông đã thưởng rất hậu hĩnh cho những ai có công tòng vòng như lại bỏ sót Giới Tử Thôi. Khi có người nhắc đến món súp cứu mạng ông mới nhớ lại, cảm thấy ân hận và muốn đền bù cho Giới Tử Thôi. Nhưng Giới Tử Thôi không oán trách, xem việc phò vua là nghĩa vụ nên làm nên đã không bon chen, chuyển khỏi thị trấn vào vùng núi hẻo lánh với mẹ.

Vua biết điều đó liền cho hàng trăm binh lính tìm trên núi đưa hiền sĩ về cung lĩnh thưởng nhưng vị hiền sĩ vẫn một từ chối. Để ép Giới Tử Thôi về cung, vua đã sai người đốt cả cánh rừng nhưng Giới Tử Thôi và mẹ đã quyết chí cùng chết cháy trong rừng.

Vua Tấn Văn Công hối hận và đau buồn về cái chết của hiền sĩ nên đã ra lệnh lập miếu thờ và vào ngày 3 tháng 3 giỗ 2 mẹ con Giới Tử Thôi yêu cầu người dân địa phương không được nấu ăn trong 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội, cả việc nấu cúng cũng làm từ hôm trước.

Từ đó, Tết Hàn Thực (Hanshi Festival) mùng 3/3 Âm Lịch là ngày lễ truyền thống của người Trung Quốc được phát triển từ lễ tưởng niệm địa phương về cái chết của nhà quý tộc Jin Jie Zitui - một hình mẫu về lòng trung thành hy sinh vào thế kỷ 7 trước Công nguyên dưới triều đại Chu, và trở thành một dịp lễ khắp Đông Á để tưởng nhớ và tôn kính tổ tiên bởi triều đại nhà Đường thế kỷ thứ 7.

TỤC LỆ ĂN UỐNG VÀO NGÀY TẾT HÀN THỰC TRUNG QUỐC

Người Trung Quốc có nhiều tục lệ vào dịp Tết Hàn Thực như viếng mồ mả, chọi gà… tuy nhiên thói quen ăn uống đồ nguội chỉ còn lại ở một số vùng nông thôn, ở thành phố hầu như không còn giữ tập tục này.

1. Tục lệ ăn bánh trôi bánh chay Tết Hàn Thực

Người Việt cũng theo phong tục Tết Hàn Thực nhưng người ta chỉ làm bánh trôi bánh chay để cúng gia tiên và ăn thay thế cho đồ ăn lạnh. Do đó, bánh trôi còn được gọi với tên gọi khác là bánh Hàn Thực.

2. Tục lệ ăn bánh cuốn

Theo phỏng được được lưu truyền từ thời nhà Lý, Trần, vào ngày Lễ Hàn Thực mọi người ăn bánh cuốn và có tục lệ tặng bánh cuốn cho nhau.

Ngoài những món ăn ở trên, vào ngày Hàn Thựcdân tộc Xa sẽ nấy cơm ngũ sắc: gồm các màu đen, vàng, đỏ, tím và trắng tượng trưng cho ngũ hành. - món ăn của người dân Giang Tô, Trung Quốc đem tặng cho họ hàng, bạn bè, hàng xóm...

TỪ VỰNG TIẾNG HOA CHỦ ĐỀ TẾT HÀN THỰC

Tiếng Trung

Phiên âm

Tiếng Việt

吃冷食

/Chī lěngshí/

Ăn đồ lạnh, ăn đồ nguội.

禁烟火

/Jìnyān huǒ/

Không châm lửa.

春秋时期

/Chūnqiū shíqí/

Thời xuân thu.

寒食节

/Hánshí jié/

Tết Hàn Thực.

饭团糖糕

/Fàntuán táng gāo/

Bánh trôi.

饭团豆饼

/Fàntuán dòubǐng/

Bánh chay.

糯米粉

/Nuòmǐ fěn/

Bột nếp.

米粉

/Mǐfěn/

Bột gạo.

绿豆

/Lǜdòu/

Đậu xanh.

棕色立方糖

/Zōngsè lìfāng táng/

Viên đường mật.

芝麻

/Zhīma/

Hạt vừng.

/Yē/

Dừa nạo.

/Jiāng/

Gừng.

/Róu/

Nặn, nhào.

祭扫

/Jì sǎo/

Cúng mộ.

踏青

/Tàqīng/

Đi dã ngoại.

秋千

/Qiūqiān/

Xích đu.

牵勾

/Qiān gōu/

Kéo co.

斗鸡

/Dòujī/

Chọi gà.

祭祀

/Jìsì/

Giỗ, cúng tế.

蹴鞠

/Cùjū/

Thúc cúc (đá bóng cổ đại)

GIẢI ĐÁP: TẾT HÀN THỰC CÓ PHẢI LÀ TẾT THANH MINH KHÔNG?

Tết Hàn Thực không phải là Tết Thanh Minh bởi lễ hội Hanshi diễn ra trước lễ hội Qingming hai ngày (3/3 và 5/3 Âm lịch). Đồng thời, phong tục của hai ngày lễ này tương đối giống nhau nên chúng dần dần hòa nhập với nhau.

>>> Xem thêm:

KẾT LUẬN

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến các bạn về tết hàn thực có nghĩa là gì trong tiếng Hoa. Hi vọng qua bài viết các bạn đã biết được nhiều hơn về Tết Hàn Thực là gì, tết hàn thực là ngày gì?