Nói chuyện với người nước ngoài là cách tốt nhất để học tiếng Anh giao tiếp. Bạn có thể học hàng nghìn mẫu câu khác nhau, nhưng chỉ khi chủ động bắt chuyện, nói chuyện với người nước ngoài, khả năng giao tiếp mới thực sự cải thiện. Tất nhiên, đó luôn là phần khó nhất.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nói chuyện với người nước ngoài mới quen, đồng thời gợi ý một số chủ đề chính để bắt đầu câu chuyện.
Xem thêm: Các dòng Máy Phiên Dịch tốt nhất hiện nay
Nội Dung [Ẩn]
1. Nói chuyện với người nước ngoài quá khó?
Giao tiếp là một trong những kĩ năng khó nhất khi học tiếng Anh hoặc bất kì ngôn ngữ nào khác, vì nó diễn ra trong thời gian thực.
Vậy nguyên nhân nào khiến bạn không thể bắt đầu câu chuyện?
- Tôi không biết phải nói chuyện gì.
- Tôi không biết phải nói thế nào?
- Tôi không hiểu những gì người nước ngoài đáp lại.
- Trì hoãn kiểu như “hãy luyện tập, học thêm vài câu giao tiếp trước khi bắt chuyện”.
Trường hợp 1 và 2, chúng ta sẽ giải quyết ngay trong bài viết này. Nhưng nếu rơi vào ca còn lại, hãy đảm bảo bạn đã luyện nghe tiếng Anh đủ nhiều và có vốn từ vựng nhất định trước khi áp dụng thực tế.
Làm bạn cùng những người nước ngoài
|
2. Cách nói chuyện với người nước ngoài mới quen
2.1 Áp dụng quy tắc 3 giây với người nước ngoài
- Bạn muốn bắt chuyện với ai đó? Hãy cho bản thân 3s để tiếp cận và bắt đầu câu chuyện.
- Trong mọi trường hợp, nếu để quá 3s, bản năng tự vệ sẽ bắt đầu hoạt động, làm người nói suy nghĩ quá nhiều, lo lắng về những gì sẽ xảy ra và tự ngăn mình lại.
2.2 Bỏ qua những chủ đề giao tiếp “xưa như trái đất”
Với nhiều người, thế giới chỉ có hai loại: Người Việt Nam và người nước ngoài, nhưng sự thật là có hàng trăm quốc gia khác nhau.
Hãy nói chuyện với người nước ngoài như những người bạn bình thường, đừng xem họ là “đối tượng” để luyện giao tiếp tiếng Anh, đó là lý do tôi luôn phản đối khái niệm “săn tây”.
Nếu là tôi, tôi sẽ phát ngán nếu phải trả lời cùng một câu hỏi hàng trăm lần. Những “chủ đề” nhàm chán ở các lớp Anh Ngữ dạng như “What’s your name?” hay “How long you have been in Việt Nam?”, thậm chí tệ hơn là “what are your hobbies?”, “what do you do?”
Nguyên tắc quan trọng khi giao tiếp cùng người ngoại quốc
|
2.3 Bắt chuyện dựa tình huống giao tiếp thực tế
Nếu thấy họ đang dẫn chó đi dạo, hãy gợi ý người nước ngoài nói chuyện về pet của họ, sau đó dẫn câu chuyện trôi chảy tự nhiên từ chủ đề này sang chủ đề khác.
Nếu người nước ngoài đội mũ, hãy hỏi “Where did you buy this hat? It’s beautiful.”, có thể bạn sẽ có một cuộc trò chuyện dài về mũ, hoặc một số chủ đề khác sẽ xuất hiện, ví dụ bạn nhận ra cả hai đều thích nhạc Rock, câu cá…
Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh về nguyên tắc nói chuyện với người nước ngoài: “Không ai muốn cùng một cuộc trò chuyện hết lần này đến lần khác, chỉ vì họ là người nước ngoài. Họ muốn nói chuyện với người quan tâm mình như một người bạn”.
2.4 Tránh nói chuyện về những chủ đề nhạy cảm
“Where you come from?” là một trong số những câu bạn nên hỏi khi bắt nói chuyện với người khác.
Bạn nên tránh hỏi những câu hỏi riêng tư, nhạy cảm, chủ đề về chính trị hoặc cấm kị đối với văn hóa của họ.
Ví dụ:
Người Thụy Điển không chia sẻ về cuộc sống gia đình, thu nhập và địa vị với người lạ, trừ khi họ thực sự tin tưởng bạn.
Khi nói chuyện với người nước ngoài đến từ Ả Rập, tuyệt đối không nói về chính trị (quốc gia này đang đối mặt với xung đột chính trị) và những điều xui xẻo (bạn sẽ tìm thấy một danh sách dài những thứ mà họ cho là xui xẻo trên internet).
Nói chuyện với người mới quen
|
3. Một số chủ đề giao tiếp khi bắt chuyện cùng người nước ngoài
3.1 Làm quen người nước ngoài
Sau phần giới thiệu ban đầu, hãy thử tìm hiểu xem partner của bạn có học tiếng Việt không.
- “How long and how you have been learning Vietnamese?” (Anh học tiếng Việt bao lâu rồi? học như thế nào?)
- “what situations you speak it?” (Bạn nói tiếng Việt trong những trường hợp nào?)
- Hoặc “describe your first speaking encounter with a native speaker” (hãy nói về lần đầu tiên bạn nói chuyện với dân bản xứ)
- “which area of the city you live?” (anh sống ở khu nào?)
Sau khi phá vỡ lớp băng, bạn có thể tận hưởng cuộc trò chuyện cùng người bạn mới bằng cách chuyển sang nhiều chủ đề khác.
3.2 Nói chuyện về chủ đề so sánh
Một chủ đề thú vị khi làm quen với người nước ngoài, chính là tìm hiểu về văn hóa của họ.
Hãy so sánh sự khác biệt giữa hai quốc gia, ngôn ngữ chẳng hạn:
- Pace of life (nhịp sống)
- Quality of life (chất lượng cuộc sống)
- Cuisine (Ẩm thực)
- Drinking habits (tửu lượng)
Thử hỏi họ những câu kiểu như
- “How your lifestyle is changing as a result of the new environment?” (Nhịp sống của bạn thay đổi thế nào ở môi trường mới?)
- “How they feel about new environment?” (Bạn thấy thế nào về lối sống mới này?)
Các chủ đề khi bắt đầu giao tiếp với người nước ngoài
|
3.3 Du lịch
Hỏi đối tác của bạn xem họ có thích du lịch không, và những chủ đề liên quan đến du lịch như:
- “What are the most interesting places you have been to?” (Nơi thú vị nhất bạn từng đến?)
- “what are their country's most popular tourist attraction?” (những điểm du lịch ở nước bạn?)
- “what you miss most when they are away from home” (Anh nhớ gì nhất khi xa nhà?)
- “Have you ever met anyone interesting while on a journey?” (Anh có gặp ai thú vị trong chuyến du lịch không?)
3.4 Các tình huống giả định
Nói chuyện với người nước ngoài về các tình huống giả định là một cách để vừa luyện nói tiếng Anh, vừa luyện ngữ pháp, mặc dù nó không phải la chủ đề cụ thể.
Nếu nói về công việc, bạn có thể hỏi
"If you had the choice of doing any job, what would it be?" (nếu được chọn công việc, anh sẽ làm gì?)
Thậm chí
- "If you were the president, what would you do first?" (Nếu bạn là tổng thống, bạn sẽ làm gì trước tiên?)
- “If you had to choose a country to live in for the rest of your life, which one would you choose?" (Nếu chọn một quốc gia để sống phần đời còn lại, anh sẽ chọn nước nào?)
KẾT LUẬN
Như vậy, tôi vừa giới thiệu với bạn những cách nói chuyện với người nước ngoài thực tế nhất, Hãy áp dụng và kiểm chứng hiệu quả.