Dục tốc bất đạt là gì? Ý nghĩa câu thành ngữ tiếng Trung

Đánh giá:
(5 ★ trên 4 đánh giá)

Khổng Tử - người sáng lập trường phái Nho giáo đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng và lưu truyền cho đến tận bây giờ. Trong đó có câu “dục tốc bất đạt”, đây là lời mà ông răn dạy đệ tử của mình, không có thành công nào là nhanh chóng, khuyên họ cần kiên nhẫn, không nôn nóng. Việc lớn muốn thành cần phải biết nhìn xa trông rộng, không ham lợi trước mắt mà nhiễu loạn tâm trí, hấp tấp. Như vậy thìdục tốc bất đạt là gì, và nó có giá trị ý nghĩa thế nào? Bài viết này Máy Phiên Dịch . Com sẽ giúp bạn giải thích một cách chi tiết nguồn gốc câu nói này!

DỤC TỐC BẤT ĐẠT LÀ GÌ?

Dục tốc bất đạt (欲速则不达) không phải “giục tốc bất đạt” hay “giật tốc bất đạt”. Đây là lời dạycủaKhổng Tử dùng để dạy dỗđệ tử về sự nhẫn nại. Đại ý của câu thành ngữ này là khuyên chúng taphải có tầm nhìn xa, làm bất cứ việc gì cũng không được chỉ vội vã. Nếu không cuối cùng chỉ vìsự nóng vội thì sẽkhông đạtthành công,không đạtkết quả tốt haylàm cho mọi việc bất thành.

TÌM HIỂU TỪ DỤC TỐC BẤT ĐẠT TIẾNG TRUNG

Dục tốc bất đạt viết theo tiếng Trung là: 欲速不达 /Yù sù bù dá/. Chi tiết từng chữ trong câu thành ngữ được cấu thành như sau:

1. Từ 欲 /Yù/:

có nghĩa là “dục” trong dục vọng, ham muốn (欲望 - yùwàng).

Từ 欲 được cấu thành từ các từ:

Hai chữ này ghép lại thành chữ dục (欲), dụcchỉ cho tâm tính luônthấy thiếu thốn, không đủ,... nên nảy sinh lòng tham muốn lấp đầy những mong cầu của bản thân.

2. Từ 速 /Sù/:

có nghĩa là “tốc” trong tốc độ (迅速 - Xùnsù).

Từ 速 được cấu thành từ các chữ:

Hai chữ này ghép lại hiểulà tốc độ (速), dùng yếu tố thực tiễn là dùng cây để thúc ngựa chạy và hô to “Thúc” (束) thì ngựa sẽ chạy nhanh hơn, như tốc độ “mã phi”.

3. Từ 不 /bù/:

có nghĩa là “bất/ không”, viết đầy đủ là 不是 /Bùshì/.

Từ 不 có bộ thành phần gồm:

Các thành phần này ghép lại thành chữ với ý nghĩa đầy đủ là bất khả kháng (不可) hay không thể, chẳng thể (不然).

4. Từ 达 /Dá/:

có nghĩa là “đạt được/ lên đến”, được tạo thành bởi:

Ba từ này hợp lại tạo ra chữ “đạt” - , trong đạtthành công như ý muốn, hay còn được hiểu là muốn thông suốt cả 4 mặt 8 phía (四通八達), thẳng suốt (直達)...

Xem thêm:

GIAI THOẠI CÂU THÀNH NGỮ:DỤC TỐC BẤT ĐẠT

Nguồn gốc thành ngữ “dục tốc bất đạt” do Khổng Tử khuyên răn học trò, được lưu truyền tới nay quacâu chuyệnđó là:

Vào thời Xuân Thu từngcó một vị quan viên tên là Tử Hạ, ông là học trò của Khổng Tử (người sáng lập trường phái Nho giáo). Trong quá trình giữ chứcquan, ông cảm thấy những công việc mình làm rất mơ hồ và không có tương lai. Do đó, ông đã tìm đến thầy mìnhKhổng Tử để hỏi rằng: “Thưa thầy làm sao để trị vì tốt một địa phương?”

Sau khi Khổng Tử nghe xong câu hỏi của Tử Hạ, ôngđáp lại rằng: “Nếu con đã chọn con đường làm quan, thì conphải biết kiên nhẫn. Phải nhìn xa trông rộng vững bước cầu tiến. Không nên vì muốn nhanh chóng đạt đếncái lợi trước mắt nếu không thìcuối cùngchỉ có thểdục tốc bất đạt. Và thậm chímọinỗ lựccon bỏ ratrước đó đều thì sẽ không thành và đổ sông đổ biển.”

Sau khi nghe câu trả lờitừKhổng Tử về câu hỏibèn Tử Hạ suy nghĩ và như được thức tỉnh vì ông đã biết dục tốc bất đạt làthế nào, tại sao ông không thành công. Cuối cùng, ông quay về, làm việc gì cũngkiên trìtừng bước chứ không còn làm việcnôn nóng, ham đạtmục đích hay suy nghĩmuốn có thành quảquá sớm từ việc gia đình đến việc nước.

THÀNH NGỮ LIÊN QUAN DỤC TỐC BẤT ĐẠT

Một số câu thành ngữ có tính tương tự với “dục tốc bất đạt” là:

VẬN DỤNG THÀNH NGỮ DỤC TỐC BẤT ĐẠT

Câu trên có nghĩa là: Quan điểm đầu tiên của tôi là "không thúc ép, sẽ không thay đổi", nhưng quan điểm thứ hai của tôi là "dục tốc tắc bất đạt".

Có nghĩa là: Việc học phải được thực hiện theo từng bước, ngược lại không được nóng vội sẽ càng “dục tốc bất đạt”.

Có nghĩa là: Đừng quá nóng vội khi giải quyết công việc,không thìsẽ “dục tốc bất đạt”.

Có nghĩa là: Không vội vàng, sẽ không màng tiểu lợi, dục tốc tắc bất đạt, ham tiểu lợi, những điều lớn lao sẽ không đạt được “Luận ngữ - Tử Lộ”.

KẾT LUẬN

Vậy là bài viết đã giới thiệuđến các bạn “dục tốc bất đạt” và ý nghĩa. Như vậy“dục tốc bất đạt” dù là trước kia hay bây giờ, vẫn là một đạo lý vô cùng đúng đắn. Hi vọng qua bài viết, mỗi chúng ta sẽ luôn giữ vững tâm mình, sống chậm lại để thấy rõ nhiềuđiều tốt đẹp, vàkhi thời cơ đến, ắt sẽ đạt được thành công. Càng không nóng vội, nếu không thì kết quả đạt đượcchỉ có thể còn lại thất bại.