Người Trung Quốc xưa đúc kết rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa sâu xa truyền lại cho con cháu đời sau. Trong công việc, chúng ta thường được khuyên rằng “Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh”. Vậy câu tục ngữ trên có ý nghĩa là gì, bài học ẩn chứa bên trong có hàm ý như thế nào? Hãy cùng Máy Phiên Dịch . Com tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa câu nói này trong tiếng Trung.
NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH LÀ GÌ?
Thành ngữ Nhất Nghệ Tinh, Nhất Thân Vinh tiếng Trung: 一艺精, 一身荣 pinyin /Yī yì jīng, yīshēn róng/.
Để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ, cùng phân tích cụ thể Nhất nghệ tinh là gì? Nhất Vinh thân là gì?
-
一 /Yī/: Nhất - Nghĩa là một (số 1).
-
艺 /Yì/: Kỹ năng, kĩ thuật, ngành nghề/ lĩnh vực nào đó.
-
精 /Jīng/: Có nghĩa Thông thạo, tinh thông.
Nhất Nghệ tinh là: 一艺精 /Yī yì jīng/ mang nghĩa tinh thông, thành thạo 1 lĩnh vực ngành nghề nào đấy.
-
身 /Shēn/: Thân thể, người
-
荣 /róng/: Là Vinh quang, Thành đạt, Hưng thịnh
Nhất Thân vinh là: 一身荣 /yīshēn róng/ tức là một người đạt được danh vọng, thành công, sự ngưỡng mộ và sự kính mến của tất cả mọi người.
Vậy câu tục ngữ trên có nghĩa là: khi bạn tinh thông trong một ngành nghề hoặc lĩnh vực nào đó, chắc chắn bạn sẽ thành công, quang vinh và nhận được sự tôn kính từ mọi người.
Ý NGHĨA TỤC NGỮ NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH TIẾNG TRUNG
Về cơ bản, câu thành ngữ Nhất nghệ tinh, Nhât thân vinh được hiểu là nếu bạn có một nghề đạt đến trình độ tinh thông thì ắt sẽ thành công và mang về vinh quang.
Đặc biệt, câu tục ngữ còn có ý khuyên mỗi người nên tự tìm cho mình một hướng đi, thành thạo lĩnh vực làm việc hay ngành nghề nhất định.
Ý nghĩa câu tục ngữ tiếng Trung “一艺精, 一身荣” rất giống câu thành ngữ Việt Nam: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Nghệ tinh (艺精) và Thân vinh (身荣) có mối quan hệ mất thiết nhất định bởi người ta tin rằng: Thành thạo một nghề thì làm việc mới có năng suất và hiệu quả. Qua sự chuyên môn hóa và trình độ có thể dự đoán được thành công và vinh quang trong cuộc sống và công việc của con người.
Mối quan hệ trên được ví như vòng tuần hoàn cố định, khi bạn yêu thích, am hiểu tường tận về công việc nào đó thì bạn sẽ hoàn thành công việc đó tốt hơn. Kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc của bạn cũng được trau dồi nhanh hơn (nâng cao mức độ nghệ tinh) dẫn đến sự thành công và có được sự yêu mến từ nhiều người.
Lời khuyên từ câu thành ngữ: Không nên chê công việc, hay nghề nào cũng biết nhưng không thông thạo nghề gì. Chỉ có khi trở thành một chuyên gia lĩnh vực của mình, bạn mới có thể nâng tầm lĩnh vực, sự nghiệp lên một tầm cao mới và tăng giá trị bản thân đối với xã hội.
Trong thời đại ngày nay, “Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh” tuy đúng nhưng chưa đủ. Bởi sự phát triển của cơn bão khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến nhiều người rơi vào thất nghiệp hay phải đổi nghề mưu sinh.
Ngoài “nhất nghệ tinh”, bạn cần hiểu thêm nhiều ngành nghề khác để thích nghi với thời đại. Kỹ năng chuyên sâu vô cùng cần thiết, nhưng nếu hiểu biết thêm các kỹ năng chuyển đổi thì sẽ hữu ích hơn. Xã hội con người luôn vận động và phát triển, hãy luôn học không ngừng và tìm cách thích nghi để vượt qua nó.
ỨNG DỤNG NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH TRONG LĨNH VỰC CỦA BẢN THÂN
Trở thành một người Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh là điều không dễ dàng, đòi hỏi không ngừng cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao độ.
Tìm hiểu những bước sau để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn theo đuổi nhé:
1. Bước 1: Học tập & trau đồi kinh nghiệm, kiến thức
Không ai có thể thành công mà không trải qua quá trình khổ luyện học hỏi cả. Hãy chọn cho mình mục tiêu cụ thể để theo đuổi hoặc một hình tượng chuyên gia hàng đầu để thúc đẩy sự cố gắng không ngừng nghỉ trong con người bạn.
Lưu ý: Học đúng người, đúng nơi và thử sức với những gì bạn đã học được. Đồng thời biến những gì bạn đã học tập và biến thành kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức.
2. Bước 2: Luyện tập & Áp dụng vào thực tế
Việc học sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bạn không biết cách áp dụng nó vào trong thực tế. Một chuyên gia thực thụ không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn thông hiểu về lĩnh vực, biết cách đưa lý thuyết vào thực tiễn mang lại giá trị cho xã hội.
3. Bước 3: Tóm tắt & Đúc kết kiến thức đã học
Tổng kết lại kiến thức là điều vô cùng quan trọng với người học. Bạn phải tìm và xác định được đâu là trọng tâm của bài học, đâu là mấu chốt của vấn đề cần tóm tắt.
Tóm tắt lại lý thuyết sau khi áp dụng thực tiễn sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn những kiến thức của mình, mang đến cho bạn vốn tài liệu dành riêng cho bản thân phát triển.
4. Bước 4: Truyền dạy lại cho người khác
Để hoàn toàn làm chủ được vốn kiến thức của mình bạn có thể chọn cách truyền thụ lại kiến thức cho mọi người qua những bài tập áp dụng và tài liệu tóm tắt.
MỘT SỐ THÀNH NGỮ TIẾNG TRUNG LIÊN QUAN
-
Bất nghệ bất như nhất nghệ tinh (百艺不如一艺精 - Bǎi yì bùrú yī yì jīng): Biết trăm nghề không bằng tinh thông một nghề.
-
Một nghề thì sống, đống nghề thì chết (一种职业会存在,许多工作会消亡 - Yī zhǒng zhíyè jiāng shēngcún, xǔduō gōngzuò jiāng xiāowáng).
KẾT LUẬN
Bài viết vừa giải đáp Ý nghĩa Nhất nghệ tinh Nhất thân vinh là gì? Hi vọng qua bài viết các bạn có thể hiểu được câu thành ngữ và sớm phát triển sự nghiệp trên con đường bản thân đã lựa chọn nhé!
Tham khảo:
-
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh nói về truyền thông nào?
-
nhất nghệ tinh nhất thân vinh vân sơn
-
Nhất Nghệ Tinh sách
-
Nhất thân, nhì thế
-
Nhất Niệm Vĩnh Hằng