Chữ Địa trong tiếng Hán là gì? Địa 地 là một Hán tự dùng để biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào ngữ cảnh sử dụng. Học tiếng Trung chắc chắn sẽ phải học và nhớ chữ Hán Địa. Vậy Chữ Địa tiếng Trung là gì, cách viết chữ Hán phồn thể, giản thể chữ Địa và ý nghĩa trong tiếng Hoa, tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây!
Nội Dung [Ẩn]
CHỮ ĐỊA TRONG TIẾNG HÁN LÀ GÌ?
Chữ Địa trong tiếng Hán là: "地" phiên âm "De".
Địa nghĩa là gì? “Địa” là một từ có nguồn gốc từ tiếng Trung cổ xưa, được sử dụng thông dụng trong các văn bản, tài liệu lịch sử và tôn giáo tại Trung Quốc.
Việt Nam sử dụng chữ “Địa” như một từ Hán Việt trong suốt chiều dài lịch sử cho đến thời điểm hiện tại biểu thị cho nhiều nghĩa khác nhau.
Độ thông dụng của chữ 地 (Địa) trong Hán ngữ cổ và tiếng Trung hiện đại “Rất cao”.
1. Cách viết chữ Địa trong tiếng Hán
Chữ Địa 地 tiếng Trung gồm:
-
Hình thái: ⿰土也
-
Số nét bút : 6 (一丨一フ丨フ)
-
Bộ: Thổ 土 (+3 nét)
-
5 tự hình và 17 dị thể
-
Âm Pinyin: dē ㄉㄜ, de , dì ㄉㄧˋ
-
Âm Nôm: địa, rịa
2. Giải nghĩa chữ Địa tiếng Trung
Chữ “Địa” 地 mang nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh:
2.1 Địa (地): Đất, Nơi chứa đựng muôn vật, cõi đời sinh trưởng trên đó
Ví dụ: 地球 /Dìqiú/: Trái đất, 地方 /Dìfāng/: Địa phương, nơi, vùng đất, 天地 /Tiāndì/: Trời đất…
2.2 Địa (地): Vị trí, địa vị, ngôi mình được tới, vị thế
Ví dụ: 地位 /Dìwèi/: Vị trí, 易地而處 /Yì dì ér chǔ/: Địa vị người khác, 十地 /Shí dì/: Thập-địa (Trong phép Phật chia ra 10 ngôi Bồ Tát để định rõ chỗ tu hơn kém nhau).
2.3 Địa (地): Đường đi
Ví dụ: 二十里地 /Èrshí lǐ de/: Hai mươi dặm đường.
2.4 Địa (地): Thứ, lớp, mặt, diện tích
Ví dụ: 地面 /Dìmiàn/: Mặt đất, 地下 /Dìxià/: Dưới mặt đất
2.5 Địa (地) dùng làm tiếng giúp lời
Ví dụ: 忽地 /Hūdì/: Hốt địa, 特地 /Tèdì/: Đặc địa (như: Chợt vậy, đặc cách thế).
2.6 Địa (地): Chỗ nào ý chí mình tới được
Ví dụ: 心地 /Xīndì/: Tâm địa, 見地 /Jiàndì/: Kiến địa
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA CÁC BIẾN THỂ CHỮ ĐỊA TIẾNG HOA PHỔ BIẾN
1. Chữ “Địa” trong “Thổ Công, Thổ Địa” - Tín ngưỡng dân gian Việt Nam
1.1 Nguồn gốc “Thổ Công, Thổ Địa” (土公, 土地)
Người Việt xưa cho rằng: Vị thần cai quản đất đai, nắm rõ mọi việc xảy ra chính là Thần Thổ Địa.
Thổ Công (土公) hay còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần hoặc Xã Thần - một vị thần trong tín ngưỡng châu Á, cai quản một vùng đất nào đó.
Người ta cho rằng: Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con và ăn tỏi.
Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” nghĩa là ở phạm vị nào thì có vị thần cai quản ở đó. Vì vậy, khi làm việc đụng chạm tới đất đai: xây cất, đào huyệt, mở vườn… thì người ta thường cúng vị thần này.
“Thổ Công” là một dạng của “Mẹ đất” - vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt hạnh phúc gia đình.
Theo một số giả thuyết: Thổ Công là một trong 3 vị Táo Quân trong truyện Sự tích Táo Quân (Người chồng thứ 2 là Thổ Công trông coi việc bếp núc, Người chồng thứ nhất là Thổ Địa trông coi việc nhà cửa, người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc mua bán). Song, một số người cho rằng Táo Quân chỉ trông coi việc bếp núc trong nhà.
Người Việt coi ông Địa như một vị thần bình dân, mập mạp, bụng phệ, ăn mặt xuề xòa, có khi ở trần, cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng cười. Vị thần này dễ tính, khấn vái không cầu kỳ chỉ cần nải chuối là đủ. Ông địa của người Việt thường xuất hiện khi mua lân, như một năng lực ân bằng thú tính của Lân hay Sư Tử, thuần hóa con vật mang điềm tốt lành.
Một số nơi còn nhập Ông Địa với Phật Di Lặc là một bởi những đặc điểm về hình tướng.
1.2 Tín ngưỡng thờ cúng
Theo niềm tin, Thổ Công là vị thần quan trọng trong gia đình bên cạnh Táo Quân. Từ ngoài nhìn vào: Bát hương thờ cúng Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương của Gia Tiên.
Khi cúng đều phải khấn Thổ Công trước, xin phép cho Tổ Tiên về. Ngày cúng Thổ Công là Mùng 1 và 15 Âm lịch cùng một số dịp lễ khác.
2. “Địa” thuộc yếu tố “Thổ trong ngũ hành
Địa có nghĩa là Đất (Thổ) trong ngũ hành tương sinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tạo nên sự vận hành của vũ trụ, cho thấy “đất” có tầm quan trọng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần.
-
Trong ngũ hành tương sinh: Hỏa đốt Mộc sinh Thổ, Thổ cũng là núi mà trong núi lúc nào cũng có đá, kim ẩn tàng trong đá nên Thổ sinh Kim.
-
Trong ngũ hành tương khắc: Mộc khắc Thổ do cây hút hết chất dinh dưỡng làm cho đất khô cằn, Thổ khắc Thủy bởi nước bị đất hút đi, hay chặn lại khi đang chảy.
Thổ chủ về đức tín là “giá sắt”. Trồng trọt: “giá”, thu hoạch: “sắt”.
Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên được xem là mẹ của muôn vật có tính đôn hậu.
Thổ đại diện cho sự trường tồn, ổn định, vững chắc mang lại cảm giác an toàn, hỗ trợ nền tảng. Thổ củng cố cảm giác an toàn thoải mái từ bên trong.
TỔNG HỢP MỘT SỐ TỪ GHÉP CỦA HÁN TỪ ĐỊA 地
Tiếng Hán |
Phiên âm |
Nghĩa tiếng Việt |
地雷 |
Dìléi |
địa lôi |
地帯 |
Dedài |
dải đất, vùng, vành đai |
地元 |
Deyuán |
địa phương, trong vùng |
地階 |
Dejiē |
Tầng hầm |
地獄 |
Dìyù |
địa ngục,địa phủ |
地層 |
Dìcéng |
địa tầng |
地価 |
Desì |
giá đất |
地軸 |
Dìzhóu |
địa trục (trục trái đất trên bản đồ) |
地点 |
Dìdiǎn |
địa điểm, điểm |
地質学者 |
Dìzhí xuézhě |
nhà địa chất học |
地滑り |
Dì huáRi |
sự lở đất, lở đất |
地域貿易 |
Dìyù màoyì |
buôn bán liên khu vực |
地主 |
Dìzhǔ |
địa chủ, điền chủ |
地殻変動 |
DeqiàoBiàndòng |
biến động của vỏ trái đất |
地域社会ビジョン |
DìyùShèhuìBiji~Yon |
địa vực xã hội |
地中海 |
Dìzhōnghǎi |
địa trung hải |
地殻 |
Deqiào |
vỏ trái đất |
地域外貿易 |
Dìyù wài màoyì |
buôn bán ngoài khu vực |
地誌 |
Dìzhì |
địa chí (một lĩnh vực của địa lý học), phép đo địa hình |
地下道 |
Dìxiàdào |
đường ngầm dưới mặt đất |
地蔵菩薩 |
Dezāng Púsà |
bồ tát địa tạng |
地下街 |
Dìxiàjiē |
khu vực bán hàng dưới đất |
地肌 |
Dejī |
da không trang điểm, Da, bề mặt đất, lưỡi dao, lưỡi kiếm, mặt đất |
地方色 |
Dìfāng sè |
thổ ngữ |
地域 |
Dìyù |
cõi, khu vực, vành đai, vùng |
KẾT LUẬN
Bài viết vừa chia sẻ đến các bạn địa là gì trong tiếng Trung. Hi vọng qua bài viết các bạn có thể học thêm được một từ vựng tiếng Trung hữu ích!
>>> Tham khảo:
-
Chữ Thổ trong tiếng Hán
-
Chữ Dã trong tiếng Hán
-
Chữ Cư trong tiếng Hán
-
Chữ Trường trong tiếng Hán
-
Chữ Vô trong tiếng Hán